SUN PROTECTION GUIDE – PART 2

Phần 1 ở đây

#4 CHÂU ÂU CÓ LÀ THIÊN ĐƯỜNG KEM CHỐNG NẮNG?

Ở châu Âu kem chống nắng là mỹ phẩm, không phải thuốc nên tha hồ bán, không bị FDA hoạnh hoẹ như Mĩ. Nhờ vậy mà Châu Âu hiện duyệt 31 thành phần chống nắng khác nhau (vs. 16 của Mĩ bạn nhớ ko?) và trong đó có đầy đủ các hoạt chất đời mới chuyên chống UVA. Tuy nhiên họ lại không yêu cầu các hãng mỹ phẩm liệt kê độ bảo vệ UVA. Bạn nào thích thì đăng nên khi nào cao bạn mới la làng còn những sản phẩm còn lại cùng brand, bạn ko đăng con dân cũng ko biết đoán sao….

UVAPF (UVA Protection Factor)

Là chỉ số bảo vệ trước tia UVA. Có nhiều cách đo UVAPF khác nhau:

Đo UVAPF lên người nhờ phương pháp PPD (Persistent Pigment Darkening) bạn hay nghe nói tới. Người ta rọi UVA cường độ cao lên da volunteer rùi kêu đi chơi lát quay lại đo tăng cường sắc tố trên da. Tia cực tím gây ung thư da nên đo lên người dạo này hay bị chửi. PPD cho kết quả khá ổn định giữa các trung tâm khác nhau nên đây là biện pháp đo UVAPF phổ biến nhất. Tuy vậy, có vài ý kiến cho rằng UVA ko chỉ gây đen da nên nếu chỉ dựa vào PPD để đo UVAPF liệu có đủ? Nhóm này cho rằng PPD thiên về UVA2 nhiều hơn là UVA1.

Đo lên người hơi ác nên nhiều khi các hãng chọn đo trong phòng thí nghiệm. Cũng là rọi tia UVA cường độ cao nhưng lên 1 màng film rùi đo coi bao nhiêu UVA lọt qua. Hãng nào đo kiểu này sẽ ghi là UVAPF chứ ko phải PPD. Trên lí thuyết, độ bảo vệ giữa UVAPF và PPD như nhau, chỉ khác cách đo. Nhưng trên thực tế thì UVAPF không có 1 chuẩn thống nhất – film đo khác nhau, phòng lab khác nhau nhiều khi cho kết quả khác nhau..

VÒNG TRÒN UVA:

KCN với vòng tròn UVA có độ bảo vệ UVA ít nhất bằng 1/3 độ bảo vệ UVB. Kem chống nắng SPF 50 có vòng tròn UVA sẽ có UVAPF cao hơn 17. Nói chung cũng là 1 chỉ số vô nghĩa ngang với PA++++. Thà cho hẳn 1 con số có phải làm mọi thứ đơn giản hơn?

UVAPF/PPD BAO NHIÊU THÌ ĐỦ?

Cách hiểu UVAPF/PPD cũng y như với SPF.

  • PPD 10 chặn được 90% UVA.
  • PPD 15 chặn được 95% UVA.
  • PPD 30 chặn được 97% UVA
  • PPD 50 chặn được 98% UVA
Legend bên lề theo thứ tự: Tinosorb S, Tinosorb S aqua, Mexoryl XL, Tinosorb M, Zinc Oxide, Tinosorb A2B. Hình chôm từ BASF.

5# TỚ CHỌN KCN NHƯ THẾ NÀO?

Thử bao loại vẫn không tìm được chân ái nên khi bạn hỏi kem chống nắng nào được nhất tớ thật không biết trả lời sao. Giờ tớ sẽ review kem chống nắng theo từng tiêu chí, bạn tự chọn cho mình. Tớ quan trọng nhất độ bảo vệ nên tìm độ bảo vệ cao đỡ gớm nhất. Ngược lại bạn tìm kiếm kem chống nắng không khiến mình mặc cảm khi gặp loài người, bạn có thể chọn độ bảo vệ ok nhất trong hội đẹp. Từ giờ tớ sẽ review kem chống nắng theo công thức này:

  • PPD: Tớ tin tưởng nhất kem chống nắng có công bố PPD. Vì kem chống nắng phải đo thành qủa cuối cùng mới biết chứ không thể nhìn thành phần mà đoán, cũng không thể cộng độ bảo vệ của từng hoạt chất. Vì còn có cộng hưởng, còn có formulation và thêm thắt chất chống oxy hoá này kia.
  • UVA filter: tớ sẽ chỉ mua kem chống nắng có ít nhất 2 hoạt chất chống UVA; chống được cả UVA1 và UVA2. Avobenzone không có Tinosorb đi cùng thì bỏ qua.
  • Tớ thích kem chống nắng hữu cơ hơn vô cơ vì lí do trên. Zinc bảo vệ nguyên phổ nhưng độ bảo vệ yếu đều cả phổ (coi hình sẽ rõ) nên phải dùng nồng độ rất cao (cỡ 18-20%) mới thấy yên tâm mà cao vậy thì bao trắng như vôi.
  • Độ nhờn (từ 1 – 5): 5 là đủ dầu để Mĩ tới trao freedom.
  • Độ trắng (từ 1 – 5): 5 là level geisha.
  • Có vón hay không? Vì tớ vẫn hy vọng 1 ngày kia được ra đường gặp loài người trở lại nên ít nhất cũng sẽ dùng concealer.
  • Các yếu tố có-thì-tốt-ko-thì-thôi như: chống tia IR, chống HEV, chất chống oxi hoá, DNA repair enzyme- Vài chi tiết phụ tớ không quan tâm nhưng bạn thì có: cồn, cay mắt, xuống màu

Bài sau cho Isdin lên sóng.Hình minh hoạ đo độ bảo vệ ở cùng nồng độ của Zinc oxide và các filter đời mới. Legend bên lề theo thứ tự: Tinosorb S, Tinosorb S aqua, Mexoryl XL, Tinosorb M, Zinc Oxide, Tinosorb A2B. Hình chôm từ BASF.

1 bình luận về “SUN PROTECTION GUIDE – PART 2

Bình luận về bài viết này